Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012


Câu 5: chọn giới thiệu 5 danh lam thắng cảnh của tỉnh Cao Bằng
Thời gian truy cập:Thời gian truy cập 14 giờ 59 phút ngày 07/07/2012
1.THÁC BẢN GIỐC
Vị trí: Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Đặc điểm: Bản Giốc là một thác nước cao hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn thủy điện lớn trong tương lai.
Ngay từ xa du khách đã nghe thấy tiếng thác nước réo ào ào. Từ độ cao trên 30m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo.
Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt, lác đác điểm những chùm hoa phong lan, những đàn trâu, bò ung dung gặm cỏ làm cho cảnh sắc càng thêm sinh động. Ðộng Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác, dài khoảng 3km được đánh giá là một trong những hang động đẹp của Việt Nam.

Thác Bản Giốc đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ và nhiếp ảnh đặc sắc. Cùng với núi, sông và các hang động kỳ thú ở xung quanh, thác Bản Giốc không chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn mà còn là một nguồn thủy điện lớn trong tương lai.
2.DI TÍCH PẮC BÓ
Vị trí: Di tích Pắc Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách Tx. Cao Bằng 55km về phía bắc.
Đặc điểm: Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là “miệng nguồn”.
Pắc Bó có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ quốc (08/02/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Các di tích ở khu này gồm có:
- Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó
- Suối Lê-nin, núi Các Mác.
- Suối Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.
Ði trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Ðây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin. Hang Pắc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Ðứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của Người: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Ðấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới.

Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng 1.000m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nậm. Nơi đây Bác Hồ triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách cái lán nhỏ này vài bước chân là đường biên giới Việt Trung - cột mốc 108. Nơi đây, Bác Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc thân thương sau bao năm xa cách. Khi đó Bác đã 50 tuổi, mái tóc đã pha sương.
Thăm khu di tích lịch sử này, du khách hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để rồi trong ký ức họ sống mãi những vần thơ lạc quan cách mạng của Người:

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Ðảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
3. HỒ THANG HEN
Vị trí: Hồ Thang Hen thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Đặc điểm: Đây là một hồ đẹp trong số 36 hồ nằm ở trên núi của nước ta, độ cao so với mặt biển hàng nghìn mét.
Hồ Thang Hen ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm.
Hồ Thang Hen có hình thoi chiều rộng chừng 100m, chiều dài 500m, giữa rừng trám trắng, trám đen nhô lên những khối đá tai mèo. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm. Đặc biệt nước hồ Thang Hen hàng ngày lại có hai đợt “thủy triều” lên và xuống. Vào mùa lũ trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn luôn trong xanh. Mùa cạn nước sâu chừng 10m.

Gần hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi phong cảnh rất ngoạn mục.

4.LÀNG RÈN PHÚC SEN
Vị trí: Làng rèn Phúc Sen thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Đặc điểm: Làng rèn Phúc Sen là một làng nghề truyền thống, có cách đây khoảng hơn 1.000 năm.
Phúc Sen là một vùng sơn cước, vùng núi đá. Bước chân vào làng, ở đâu cũng thấy lò rèn. Những lò rèn đã góp phần đáng kể trong đời sống hàng ngày không những cho người dân nơi đây mà còn phục vụ cho cư dân ở nhiều vùng lân cận. Sản phẩm nghề rèn của làng làm ra là các công cụ cầm tay có chất lượng cao phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Điều đặc biệt, những công cụ bằng sắt thép được tạo nên ở đây, không phải bằng những lò luyện kim cao tần mà chỉ sử dụng các lò rèn thủ công, bằng mắt, bằng đôi bàn tay cùng kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Người thợ rèn có thể xác định được độ chín của từng sản phẩm trong lò than để kịp đem nhúng vào chậu nước bên cạnh bễ thụt hơi. Chỉ như vậy mà những con dao quắm, cái rìu, cái kéo đều đạt độ cứng, dộ dẻo cần thiết phù hợp với công dụng của nó.

Những công cụ cầm tay của làng nghề Phúc Sen có mặt ở nhiều chợ trong và ngoài tỉnh Cao Bằng, được bà con trong vùng rất tin dùng.

5.
Pắc Bó - vùng đất cách mạng
suoileninPắc Bó là một huyện nhỏ thuộc xã Trung Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là di tích cách mạng nổi tiếng, có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài trở về để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Quần thể di tích này nối liền với thị xã Cao Bằng bằng con đường dài trên 45 km. Trên hành trình đến khu di tích, du khách có thể ghé thăm nơi an nghỉ của Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng tọa lạc dưới chân dãy núi chạy dọc theo con đường vào Pắc Bó.

Tại Pắc Bó, du khách đến thăm nhà trưng bày hiện vật về Bác Hồ trong thời gian Người sống và làm việc ở đây và tận mắt ngắm nhìn dòng suối Lênin trong vắt đang tuôn chảy dưới chân núi Các Mác sừng sững. Đi trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá thư giãn sau giờ lo việc nước sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Đây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin.

Hang Pắc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Đứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Đấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới.

Chính trong hang này còn nguyên trạng chiếc giường Bác nằm nghỉ, tượng Các Mác bàng thạch nhũ năm xưa Bác Hồ đặt tên. Du khách cũng có thể lên tiếp ngang lưng núi tìm lại nền nhà ông Lý Quốc Súng, nơi Bác từng ở đó từ 28/1 đến 7/2/1941. Dưới chân núi, cạnh dòng suối là nơi Bác Hồ vẫn thường bắc bếp nấu cơm, khuôn viên trong cây lưu niệm, hòn đá Người ngồi nghỉ chân và làm thơ khi về thăm Pắc Bó.

Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng 1.000 m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nặm. Nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách đó vài bước chân là đường biên giới Việt - Trung, cột mốc 108. Nơi đây, Bác Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc sau bao 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ