Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012


Câu 5: chọn giới thiệu 5 danh lam thắng cảnh của tỉnh Cao Bằng
Thời gian truy cập:Thời gian truy cập 14 giờ 59 phút ngày 07/07/2012
1.THÁC BẢN GIỐC
Vị trí: Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Đặc điểm: Bản Giốc là một thác nước cao hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn thủy điện lớn trong tương lai.
Ngay từ xa du khách đã nghe thấy tiếng thác nước réo ào ào. Từ độ cao trên 30m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo.
Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt, lác đác điểm những chùm hoa phong lan, những đàn trâu, bò ung dung gặm cỏ làm cho cảnh sắc càng thêm sinh động. Ðộng Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác, dài khoảng 3km được đánh giá là một trong những hang động đẹp của Việt Nam.

Thác Bản Giốc đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ và nhiếp ảnh đặc sắc. Cùng với núi, sông và các hang động kỳ thú ở xung quanh, thác Bản Giốc không chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn mà còn là một nguồn thủy điện lớn trong tương lai.
2.DI TÍCH PẮC BÓ
Vị trí: Di tích Pắc Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách Tx. Cao Bằng 55km về phía bắc.
Đặc điểm: Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là “miệng nguồn”.
Pắc Bó có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ quốc (08/02/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Các di tích ở khu này gồm có:
- Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó
- Suối Lê-nin, núi Các Mác.
- Suối Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.
Ði trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Ðây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin. Hang Pắc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Ðứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của Người: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Ðấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới.

Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng 1.000m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nậm. Nơi đây Bác Hồ triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách cái lán nhỏ này vài bước chân là đường biên giới Việt Trung - cột mốc 108. Nơi đây, Bác Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc thân thương sau bao năm xa cách. Khi đó Bác đã 50 tuổi, mái tóc đã pha sương.
Thăm khu di tích lịch sử này, du khách hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để rồi trong ký ức họ sống mãi những vần thơ lạc quan cách mạng của Người:

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Ðảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
3. HỒ THANG HEN
Vị trí: Hồ Thang Hen thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Đặc điểm: Đây là một hồ đẹp trong số 36 hồ nằm ở trên núi của nước ta, độ cao so với mặt biển hàng nghìn mét.
Hồ Thang Hen ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm.
Hồ Thang Hen có hình thoi chiều rộng chừng 100m, chiều dài 500m, giữa rừng trám trắng, trám đen nhô lên những khối đá tai mèo. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm. Đặc biệt nước hồ Thang Hen hàng ngày lại có hai đợt “thủy triều” lên và xuống. Vào mùa lũ trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn luôn trong xanh. Mùa cạn nước sâu chừng 10m.

Gần hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi phong cảnh rất ngoạn mục.

4.LÀNG RÈN PHÚC SEN
Vị trí: Làng rèn Phúc Sen thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Đặc điểm: Làng rèn Phúc Sen là một làng nghề truyền thống, có cách đây khoảng hơn 1.000 năm.
Phúc Sen là một vùng sơn cước, vùng núi đá. Bước chân vào làng, ở đâu cũng thấy lò rèn. Những lò rèn đã góp phần đáng kể trong đời sống hàng ngày không những cho người dân nơi đây mà còn phục vụ cho cư dân ở nhiều vùng lân cận. Sản phẩm nghề rèn của làng làm ra là các công cụ cầm tay có chất lượng cao phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Điều đặc biệt, những công cụ bằng sắt thép được tạo nên ở đây, không phải bằng những lò luyện kim cao tần mà chỉ sử dụng các lò rèn thủ công, bằng mắt, bằng đôi bàn tay cùng kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Người thợ rèn có thể xác định được độ chín của từng sản phẩm trong lò than để kịp đem nhúng vào chậu nước bên cạnh bễ thụt hơi. Chỉ như vậy mà những con dao quắm, cái rìu, cái kéo đều đạt độ cứng, dộ dẻo cần thiết phù hợp với công dụng của nó.

Những công cụ cầm tay của làng nghề Phúc Sen có mặt ở nhiều chợ trong và ngoài tỉnh Cao Bằng, được bà con trong vùng rất tin dùng.

5.
Pắc Bó - vùng đất cách mạng
suoileninPắc Bó là một huyện nhỏ thuộc xã Trung Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là di tích cách mạng nổi tiếng, có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài trở về để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Quần thể di tích này nối liền với thị xã Cao Bằng bằng con đường dài trên 45 km. Trên hành trình đến khu di tích, du khách có thể ghé thăm nơi an nghỉ của Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng tọa lạc dưới chân dãy núi chạy dọc theo con đường vào Pắc Bó.

Tại Pắc Bó, du khách đến thăm nhà trưng bày hiện vật về Bác Hồ trong thời gian Người sống và làm việc ở đây và tận mắt ngắm nhìn dòng suối Lênin trong vắt đang tuôn chảy dưới chân núi Các Mác sừng sững. Đi trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá thư giãn sau giờ lo việc nước sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Đây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin.

Hang Pắc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Đứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Đấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới.

Chính trong hang này còn nguyên trạng chiếc giường Bác nằm nghỉ, tượng Các Mác bàng thạch nhũ năm xưa Bác Hồ đặt tên. Du khách cũng có thể lên tiếp ngang lưng núi tìm lại nền nhà ông Lý Quốc Súng, nơi Bác từng ở đó từ 28/1 đến 7/2/1941. Dưới chân núi, cạnh dòng suối là nơi Bác Hồ vẫn thường bắc bếp nấu cơm, khuôn viên trong cây lưu niệm, hòn đá Người ngồi nghỉ chân và làm thơ khi về thăm Pắc Bó.

Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng 1.000 m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nặm. Nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách đó vài bước chân là đường biên giới Việt - Trung, cột mốc 108. Nơi đây, Bác Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc sau bao 


Câu 4: tìm thông tin về dân số, thông tin chung, bản đồ của tỉnh Cao Bằng

Thời gian truy cập 14 giờ 45 phút ngày 07/07/2012
- Thông tin chung về dân số:
  • Dân số toàn tỉnh là 507.183 người (theo điều tra dân số ngày 01/10/2009)[1]. Dân số trung bình năm 2009 là 510.884 người.
  • Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0 % dân số), Nùng (31,1 %), H'Mông (10,1 %),
    Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %)... Có 11 dân tộc có dân số trên 50 người[1].
- Thông tin chung:
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía bắc và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Quảng Tây (Trung Quốc).

Địa lý

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 322 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông Quây Sơn,sông Bắc Vọngsông Nho Quếsông Năngsông Neo hay sông Hiến.

[sửa]Môi Trường

Đa số diện tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế không khí khá trong sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thị xã. Tuy nhiên do sản lượng quặng lớn cùng với sự khai thác bừa bãi và quản lý không nghiêm ngặt, các tuyến đường chính của Cao Bằng có mức độ ô nhiễm bụi cao. Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm khá nặng do ý thức vứt rác bữa bãi của người dân cùng với ngành công nghiệp khai khoáng và khai thác cát đã làm cho các dòng sông ở đây bị ô nhiễm thu hẹp dòng chảy, hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Đặc biệt ở các khu vực chợ và khu dân cư, nước sông có hiện tượng bốc mùi hôi thối. Các phương tiện giao thông trong tỉnh chủ yếu là xe máy, phương tiện ít làm cho mức tiêu thụ nhiên liệu không cao, Cao Bằng không bị ô nhiểm bởi các khí thải nhà kính và nhiều khí độc khác. Tuy nhiên, so với các địa phương khác của Việt Nam, Cao Bằng là một trong những tỉnh có khí hậu trong lành và ít ô nhiễm nhất.

[sửa]Khí hậu

Cao Bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá 0 °C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết.
Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 35 °C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C. Vào mùa đông, do địa hình Cao Bằng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 18 - 22 °C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 2 - 3 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.
Nuvola apps kweather.svg Khí hậu Tỉnh Cao Bằng
Tháng123456789101112Năm
Cao kỷ lục °F (°C)77 (25)79 (26)86 (30)100 (38)104 (40)95 (35)101 (38)101 (38)92 (33)86 (30)84 (29)84 (29)88 (31)
Trung bình tối cao °F (°C)68 (20)71 (22)75 (24)77 (25)79 (26)80 (27)82 (28)82 (28)80 (27)78 (26)75 (24)70 (21)77 (25)
Trung bình tối thấp °F (°C)54 (12)56 (13)59 (15)70 (21)73 (23)73 (23)79 (26)78 (26)63 (17)68 (20)59 (15)55 (13)65 (18)
Thấp kỷ lục °F (°C)40 (4)44 (7)43 (6)63 (17)66 (19)68 (20)72 (22)72 (22)64 (18)62 (17)46 (8)41 (5)57 (14)
Lượng mưa inch (mm)
Nguồn: {{{source}}}

[sửa]Dân số và các dân tộc thiểu số

  • Dân số toàn tỉnh là 507.183 người (theo điều tra dân số ngày 01/10/2009)[1]. Dân số trung bình năm 2009 là 510.884 người.
  • Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0 % dân số), Nùng (31,1 %), H'Mông (10,1 %),
    Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %)... Có 11 dân tộc có dân số trên 50 người[1].

[sửa]Lịch sử

Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý-nhà Trần được gọi là châu Quảng Nguyên. Vùng đất này (Lạng Sơn + Cao Bằng) chính thức phụ thuộc vào Đại Việt từ năm 1039, đời vua Lý Thái Tông, sau khi đánh đuổi được Nùng Trí Cao.

[sửa]Các đơn vị hành chính

Một khu chợ tại tỉnh Cao Bằng
Dãy nhà bên Bằng Giang tại thị xã Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng bao gồm 1 thị xã và 12 huyện:
  1. Huyện Bảo Lạc 1 Thị trấn và 16 xã (NĐ:183/2007/NĐ-CP)
  2. Huyện Bảo Lâm 1 Thị trấn và 13 xã
  3. Huyện Hạ Lang 1 Thị trấn và 13 xã
  4. Huyện Hà Quảng1 Thị trấn 18 xã
  5. Huyện Hòa An 1 Thị trấn và 20 xã
  6. Huyện Nguyên Bình 2 Thị trấn và 18 xã
  7. Huyện Phục Hòa 2 Thị trấn và 7 xã
  8. Huyện Quảng Uyên 1 Thị trấn và 16 xã
  9. Huyện Thạch An 1 Thị trấn và 15 xã
  10. Huyện Thông Nông 1 Thị trấn và 10 xã
  11. Huyện Trà Lĩnh 1 Thị trấn và 9 xã
  12. Huyện Trùng Khánh 1 Thị trấn và 19 xã
Tỉnh Cao Bằng có 6 phường 14 Thị trấn và 179 xã

[sửa]Những thay đổi và sát nhập trong lịch sử

  • Năm 1950, tỉnh Cao Bằng có 10 huyện: Bảo Lạc, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phú Thạch, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Trấn Biên, Trùng Khánh.
  • Năm 1958, huyện Trấn Biên đổi tên thành huyện Trà Lĩnh.
  • Năm 1963, thành lập thị trấn Tĩnh Túc trực thuộc tỉnh Cao Bằng (Quyết định số 26-CP ngày 14/03/1963). Đến năm 1981 chuyển thị trấn Tĩnh Túc trực thuộc huyện Nguyên Bình (Quyết định số 44-HĐBT ngày 01/09/1981).
  • Năm 1966, thành lập huyện Thông Nông trên cơ sở tách ra từ huyện Hà Quảng (Quyết định số 67-CP ngày 07/04/1966).
  • Năm 1967, hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên hợp nhất thành huyện Quảng Hòa(Quyết định số 27-CP ngày 08/03/1967).
  • Năm 1969, giải thể huyện Hạ Lang, nhập vào hai huyện Quảng Hòa và Trùng Khánh (Quyết định số 176-CP ngày 15/09/1969).
  • Ngày 27/12/1975, tỉnh Cao Bằng được sáp nhập với tỉnh Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng.
  • Ngày 29/12/1978 tái lập tỉnh Cao Bằng từ tỉnh Cao Lạng, đồng thời nhập hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng (Nghị quyết của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4, ngày 29/12/1978). Lúc đó tỉnh Cao Bằng có 11 huyện: Bảo Lạc, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Ngân Sơn, Chợ Rã.
  • Ngày 27/02/1979 quân Trung Quốc chiếm được thị xã Cao Bằng và đã hủy diệt hầu như toàn thị xã, các công trình kiến trúc đã bị phá tan tành, kể cả chùa chiền đền miếu. Khu di tích chủ tịch Hồ Chi Minh tại hang Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng cũng bị chúng đặt bom mìn phá sập cửa hang và các di tích của Bác, bức bia đá Bác viết khi vừa trở về Tổ Quốc cũng bị nứt làm đôi.
  • Năm 1981, tái lập huyện Hạ Lang từ các xã đã nhập vào hai huyện Quảng Hòa và Trùng Khánh (Quyết định số 44-HĐBT ngày 01/09/1981).[cần dẫn nguồn]
  • Năm 1984, huyện Chợ Rã đổi tên thành huyện Ba Bể (Quyết định số 144-HĐBT ngày 06/11/1984).
  • Năm 1996, trả hai huyện Ngân Sơn và Ba Bể về tỉnh Bắc Kạn mới tái lập.
  • Năm 2000, chia huyện Bảo Lạc thành huyện Bảo Lạc (mới) và huyện Bảo Lâm (Nghị định số 52/2000/NĐ-CP ngày 25/09/2000).
  • Năm 2001, tái lập hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên từ huyện Quảng Hòa (ngày 13 tháng 12 năm 2001 [1]).

[sửa]Danh lam thắng cảnh và du lịch

Nằm ở phía bắc vùng Việt Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi những tiềm năng du lịch phong phú.

[sửa]Thắng cảnh

Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh. Khu vực thác Bản Giốc là một thắng cảnh đẹp. Thác nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Động Ngườm Ngao (hang hổ), thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là thế giới của nhũ đá thiên nhiên gồm hàng nghìn hình khối khác nhau, có cái như đụn gạo, đụn vàng, đụn bạc, hình voi, rồng, hổ báo, mây trời, cây cối, hoa lá, chim muông v.v. Ngoài ra phải kể đến hồ núi Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh.

[sửa]Du lịch văn hoá

  • Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945.
  • Khu di tích Kim Đồng được xây dựng gồm có mộ anh Kim Đồng và tượng đài khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ, tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt. Nơi đây có một khoảng sân rộng, hàng năm thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh Cao Bằng, cả nước thường tụ hội tại đây cắm trại, vui chơi ca hát.
  • Khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam

[sửa]Kinh tế

Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Cao Bằng xếp ở vị trí thứ 63/63 tỉnh thành.[2]
- Bản đồ:


Tên: Nguyễn Thị Tuyết Hoa
Lớp: Đại học Khoa học thư viện TP.Hồ Chí Minh mở tại Bến Tre
Môn: Mạng Thông tin

Câu 1: Nhiệt độ và độ ẩm của thành phố Nairobi (hiện tại) là bao nhiêu?

Trả lời: Nhiệt độ thành phố Nairobi là 15°C | °F Độ ẩm: 82% 

Thời gian truy cập 13 giờ 45 phút ngày 07/07/2012



 Câu 2: Tìm thông tin về chức năng, nhiệm vụ của cục thông tin và công nghệ quốc gia


Thời gian truy cập 13 giờ 45 phút ngày 07/07/2012

                     CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
CHỨC NĂNG
NHIỆM VỤ
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia có các nhiệm vụ cơ bản, gồm:
  •  
Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị và phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến
  •  
Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ thuộc lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị và phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến
  • Xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, đề án xây dựng cơ sở hạ tầng cho thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, trung tâm giao dịch thông tin công nghệ và đầu tư phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến;
  • Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; 
  • Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN;
  •  
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, các mạng thông tin KH&CN tiên tiến, như:
  • Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu KH&CN tiên tiến; 
  • Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin kết quả các nhiệm vụ KH&CN; Quản lý và cấp mã số chuẩn quốc tế cho các xuất bản phẩm kế tiếp (ISSN);
  • Hoạt động hợp tác quốc tế.
  • Phối hợp thanh tra; Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, các mạng thông tin KH&CN tiên tiến theo quy định của pháp luật;
  •  
Tổ chức và phát triển Thư viện khoa học và công nghệ Quốc gia và Liên hiệp thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin KH&CN (Vietnam Library Consortium); Chủ trì cập nhật, bổ sung và phát triển nguồn thông tin KH&CN cho cả nước; 
  • Tổ chức và thực hiện xử lý phân tích-tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý nhà nước, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi; Cập nhật và phát triển Cổng điện tử về thông tin KH&CN Việt Nam; Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, CSDL thống kê KH&CN; Xuất bản các sách KH&CN, Tạp chí Thông tin và Tư liệu và các xuất bản phẩm thông tin KH&CN khác; 
  • Tổ chức và phát triển dịch vụ giao dịch thông tin công nghệ, Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam; Tổ chức, tham gia các triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế; Cung cấp thông tin công nghệ phục vụ các doanh nghiệp; 
  • Tổ chức và thực hiện công tác thống kê KH&CN;
(Trích Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 116/QĐ-BKHCN ngày 28/1/2010 của Bộ trưởng Bộ KH&CN)
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN trong phạm vi cả nước đồng thời là đại diện của Việt Nam trong quan hệ hợp tác quốc tế về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN.
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ có chức năng tham mưu và giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, thư viện và thống kê KH&CN.


Câu 3: Tìm thông tin bệnh tay chân miệng ở Việt Nam 

Bệnh Tay – Chân – Miệng (Hand – Foot – Mouth Disease – HFMD) là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng.
Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.
Bệnh tay chân miệng là gì và các thông tin cơ bản - Chăm sóc bé - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm virus ruột gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus bại liệt, coxsackievirus, echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh Tay – Chân – Miệng không phải là bệnh lây từ động vật sang người.
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má hay niêm mạc hồi tràng và sau 24 giờ, virus lam đến các hạch bạch huyết vùng. Nhiễm virus huyết thường xảy ra nhanh chóng sau đó và virus di chuyển đến niêm mạc miệng và da. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại.
Bệnh Tay – Chân – Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dẽ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.
Bởi vì mức độ lưu hành của các virus ruột, bao gồm cả các tác nhân gây Bệnh Tay – Chân – Miệng, nên phụ nữ có thai thường hay nhiễm bệnh. Nhiễm virus ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ nhàng hoặc không triệu chứng. Không có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các hậu quả xấu lên thai như sẩy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số những trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhàng nhưng một số có thể biểu hiện bệnh cực kỳ trầm trọng đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì nguy cơ xảy ra bệnh nặng cao hơn.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh thường dựa trên biểu hiện lâm sàng với vị trí đặc trưng của ban (tay, chân, miệng và mông). Phân lập virus từ các bệnh phẩm phết họng hay dịch của các bọng nước thường sau 2 đến 4 tuần mới có kết quả nên nó không hữu ích cho chẩn đoán trên từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ có ý nghĩa chẩn đoán hồi cứu và ý nghĩa dịch tễ học. Các thầy thuốc lâm sàng thường không yêu cầu xét nghiệm này. Và không phải tất cả các phòng xét nghiệm vi sinh vật đều có thể thực hiện kỹ thuật nuôi cấy virus gây bệnh được.
Chẩn đoán phân biệt với nhiễm herpes miệng. Dữ kiện lâm sàng, tuổi và yếu tố dịch tễ thường giúp ích.

Điều trị

Trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng thần kinh,có thể dùng IMUNOGLOBULIN. Tuy nhiên hiệu quả thực sự còn chưa biết rõ nếu bệnh nhân giật mình hay run tay nhiều có thể dùng PHENOBARBITAL uống hay truyền tĩnh mạch.

Tiên lượng

Bệnh Tay – Chân – Miệng do coxsackievirus A16 thường là một bệnh nhẹ và tự lành sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị. Biến chứng thường ít gặp.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể biểu hiện viêm màng não virus (hay viêm màng não vô khuẩn) với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, cứng cổ, đau lưng và cần phải nhập viện.
Bệnh Tay – Chân – Miệng gây nên do enterovirrus 71 cũng có thể gây nên viêm màng não virus và hiếm hơn là các bệnh trầm trọng như viêm não hay liệt kiểu bại liệt (poliomyelitis-like paralysis). Viêm não do enterovirus 71 có thể gây tử vong. Trong các vụ dịch xảy ra ở Malaysia năm 1997 và ở Đài Loan năm 1998 một số trường hợp viêm não do loại virus này đã tử vong.
Các biến chứng khác có thể xảy ra là viêm cơ tim cấp, viêm phổi.

Phòng bệnh tay chân miệng

Hiện nay chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân – Miệng cũng như các bệnh khác do enterovirrus không phải bại liệt khác tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã.
Những nơi bị nhiễm bệnh có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ…

Bệnh Tay Chân Miệng trong nhà trẻ

Các vụ bùng phát dịch trong nhà trẻ thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu và thường đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. Không có biện pháp cụ thể nào đảm bảo chắc chắn giảm thiểu các trường hợp mới mắc nếu dịch bùng phát trong nhà trẻ, trường học, tuy nhiên những biện pháp sau đây thường được khuyến cáo:
·                               Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có phân trẻ.
·                               Che miệng khi ho và hắt hơi. Rất khó thực hiện ở trẻ em.
·                               Vệ sinh đồ chơi.
·                               Cho nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và/hoặc có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ nhễu nước bọt nhiều.
Thời gian truy cập 14 giờ 15 phút ngày 07/07/2012